Trẻ sơ sinh tiêm phòng lao có sốt không? Bao lâu thì mưng mủ?

Tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh có bị sốt không?

Tiêm vắc xin phòng lao cho trẻ sơ sinh là rất quan trọng và cần thiết. Nó giúp trẻ loại bỏ nguy cơ nhiễm lao, căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nặng nề tới chức năng hô hấp và có thể gây tử vong. Nhưng trẻ sơ sinh tiêm phòng lao có sốt không, bao lâu mưng mủ lại là vấn đề khiến cho bậc cha mẹ rất lo lắng. Bài viết, Vaccine Info này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các vấn đề trẻ gặp phải sau khi tiêm vắc xin và cách kiểm soát chúng hiệu quả.

Trẻ sơ sinh tiêm phòng lao có sốt không?

Vắc xin BCG là vắc xin phòng lao được khuyến cáo chỉ định cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây thuộc loại vắc xin sống, trong thành phần có chứa vi khuẩn lao đã được làm yếu, giảm độc tố. Vì thế, nó chỉ có khả năng giúp cơ thể sinh kháng thể mà không thể gây bệnh cho người khỏe mạnh (kể cả trẻ sơ sinh).

Sau tiêm vắc xin trẻ có bị sốt không?
Sau tiêm vaccine bé có sốt không?

Vắc xin sau khi tiêm vào cơ thể như một tác nhân lạ đối với hệ miễn dịch. Vì thế, cơ thể sẽ có phản ứng lại với các tác nhân lạ này, gây sốt nhẹ. Tình trạng có thể sưng, đau tại vị trí tiêm là điều rất bình thường. Ngoài những phản ứng trên, trẻ có thể có thêm các biểu hiện khác như: quấy khóc, bú kém.

Vì đây đều là những phản ứng tự nhiên của cơ thể, nên chúng có thể tự khỏi nhờ điều trị tại nhà mà không cần tới bệnh viện khi ở mức độ nhẹ.

Cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng lao

Phụ huynh cần chú ý tới các biểu hiện của trẻ sau khi tiêm phòng lao nhiều hơn, kịp thời phát hiện những triệu chứng do cơ thể phản ứng với vắc xin. Khi trẻ có dấu hiệu sốt nhẹ (khoảng 38℃) trong 1 – 2 ngày, bố mẹ cần ghi nhớ một số cách giúp hạ sốt, giảm đau an toàn cho bé:

  • Không cho trẻ nằm chơi ở phòng nóng bức, ngột ngạt. Bạn cần cho trẻ mặc đồ thoải mái, thoáng mát.
  • Cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ qua sữa mẹ hoặc sữa ngoài, đồng thời cho trẻ bú nhiều hơn. Nếu trẻ trên 6 tháng tuổi có thể cho trẻ uống nhiều nước hơn mỗi ngày
  • Sử dụng một số thuốc hạ sốt chỉ định cho trẻ sơ sinh, với liều tương ứng phù hợp với cân nặng của trẻ (bạn nên tham khảo ý kiến các bộ y tế khi cho trẻ dùng thuốc).
  • Tại vết thương có dấu hiệu sưng, đỏ, đau, bạn cần chườm lạnh để giúp bé giảm đau, nó cũng hỗ trợ điều trị sốt cho trẻ lúc này.
  • Bạn cần chú ý hơn khi bế, ru trẻ ngủ để tránh tác động tới vết tiêm, không chườm nóng, thoa dầu hay đắp các loại rau củ quả lên vết tiêm để giảm đau. Vì điều này có thể vô tình khiến vết tiêm bị nhiễm trùng, gây nguy hiểm cho bé.
  • Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thêm các loại thuốc hạ sốt, giảm đau dành cho người lớn, dùng aspirin trong điều trị mà không có chỉ định từ bác sĩ. Vì điều này có thể khiến trẻ bị dùng thuốc quá liều dẫn đến nhiều hậu quả khó lường.
Xem chi tiết thông tin về Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh: Những lưu ý cha mẹ cần biết

Vết tiêm phòng lao bị mưng mủ ở trẻ sơ sinh có đáng lo? Có làm bé bị đau?

Đã có rất nhiều phụ huynh đưa ra các câu hỏi về vấn đề mưng mủ tại vùng tiêm của bé sau khi tiêm phòng lao. Tại sao vết tiêm phòng lao ở trẻ lại xuất hiện mủ? Tiêm phòng lao sau bao lâu thì mưng mủ? Tình trạng này có nguy hiểm không?

Mưng mủ sau khi tiêm xuất hiện khi nào
Trẻ quấy khóc sau tiêm vaccine

Tình trạng mưng mủ tại vị trí sau khi tiêm phòng lao cho trẻ khiến bé quấy khóc, làm các bậc phụ huynh lo lắng, không biết nên xử trí như thế nào. Đây vốn là một phản ứng bình thường xuất hiện sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh, không chỉ mình vắc xin lao.

Thông thường, tại vị trí tiêm phòng sẽ xuất hiện mủ vào khoảng 3 – 4 tuần sau khi tiêm. Vết thương to khoảng bằng hạt gạo, xung quanh có thể sưng, đỏ và đau. Tình trạng này sẽ kéo dài tới khoảng tuần thứ 6 sau tiêm, ổ mủ sẽ bắt đầu xẹp dần. Tới tuần thứ 9 nó sẽ khô và bong ra, để lại một vết sẹo lõm, tròn. Đây là dấu hiệu tốt rằng việc tiêm phòng lao cho trẻ đã thành công.

Một số ít trường hợp, bé sẽ bị sưng, đau ở các hạch quanh cổ hoặc hạch sau tai sau tiêm vắc xin từ 3 – 5 tuần. Các hạch viêm này sẽ tự khỏi và biến mất sau khoảng 1 tháng xuất hiện.

Xem thêm: Bé 2 tháng tuổi có tiêm phòng lao được không? Cần lưu ý những gì?

Khi nào trẻ cần tới bệnh viện?

Khi nào trẻ cần gặp bác sĩ khi bị phản ứng sau tiêm
Trẻ cần điều trị khi phản ứng nặng

Sau khi tiêm vắc xin dù là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ hay người lớn đều cần phải theo dõi ít nhất 30 phút tại bệnh viện. Làm vậy để có thể kịp thời ứng phó nếu có các triệu chứng đáng ngờ. Bạn cần thông báo ngay với y tá, bác sĩ gần nhất khi sau tiêm trẻ có các biểu hiện gồm:

  • Nôn trớ đột ngột
  • Thở khó khăn, khò khè, thở nhanh hoặc ngắt quãng
  • Da mẩn đỏ,…

Các trường hợp đã hoàn thành việc tiêm vắc xin và được trở về nhà vẫn có thể gặp những phản ứng nặng gây nguy hiểm. Bạn cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý nếu có xuất hiện các triệu chứng sau tiêm ở mức độ nặng như:

  • Sốt cao trên 39℃ có co giật
  • Khó thở, da tím tái
  • Trẻ rơi vào tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy thận,…
Do các phản ứng nặng xảy ra với trẻ sau khi tiêm phòng lao là rất hiếm gặp, bạn nên biết thêm về chúng để bảo vệ cho bé tốt hơn. Vì vậy, bạn cũng không cần quá lo lắng cho vấn đề các phản ứng gặp phải sau khi tiêm vắc xin này.

Nếu cần thêm các thông tin, hay thắc mắc về các vấn đề có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin cho bé, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.