Tiêm mũi 6 trong 1 cho trẻ là rất quan trọng. Sau khi tiêm mũi tiêm này, bé có thể được phòng 6 bệnh: ho gà, uốn ván, bại liệt, bạch hầu, viêm gan B và viêm phổi viêm màng não do vi khuẩn Hemophilus Influenza typ B. Nhiều phụ huynh băn khoăn rằng Tiêm mũi 6 trong 1 có bị sốt không? Bài viết này, Vaccine Info sẽ giúp bạn có thêm thông tin để giải đáp các thắc mắc của mình.
Mục lục bài viết
Tại sao nên tiêm mũi 6 trong 1?
Vắc xin 6 trong 1 là dạng vắc xin phối hợp, đang được sử dụng ngày càng rộng rãi cho trẻ từ 2 tháng tới 24 tháng tuổi. Đây là loại vắc xin có thể phòng cùng lúc 6 bệnh nguy hiểm cho bé. Loại 6 trong 1 đã được cải tiến lên nhiều hơn so với 5 trong 1, thay kháng nguyên ho gà từ dạng toàn tế bào thành dạng vô bào. Điều này giúp tăng độ an toàn, ít tác dụng phụ, và giảm được số lần tiêm cho trẻ. Phụ huynh cũng ngày càng trao nhiều niềm tin cho vắc xin 6 trong 1 hơn.
Khi nào tiêm mũi 6 trong 1 là thích hợp nhất?
Thời điểm bắt đầu tiêm vắc xin tốt nhất cho trẻ là khi trẻ được 2 tháng tuổi. Lúc này, phụ huynh nên thực hiện đúng lịch tiêm như bác sĩ đề nghị để thu được kết quả tốt nhất.
Lịch tiêm phù hợp cho trẻ được bác sĩ khuyến khích:
- Trong giai đoạn 2, 3, 4 tháng tuổi, trẻ nên được tiêm 3 mũi tiêm 6 trong 1 chính
- Khoảng 14 – 16 tháng sau đó, trẻ cần được tiêm 1 mũi nhắc lại (mũi thứ 4)
- Khi trẻ được 4 – 5 tuổi, cần thực hiện mũi tiêm nhắc lại thứ 5. Mũi tiêm này đóng vai trò quan trọng giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, đạt hiệu quả phòng bệnh tốt nhất
» Lưu ý:
- Thực hiện tiêm đúng lịch đã đặt ra
- Khoảng cách giữa các mũi tiêm tối thiểu là 1 tháng
- Tốt nhất nên cho trẻ hoàn thành quá trình tiêm vắc xin 6 trong 1 (4 mũi tiêm đầu) trước 24 tháng tuổi
Trẻ tiêm mũi 6 trong 1 có bị sốt không?

Đã có rất nhiều câu hỏi được đặt ra về các phản ứng của trẻ sau khi tiêm. Những thắc mắc này của bạn là rất hợp lý. Bạn cần hiểu những điều cơ bản về sức khỏe, các nguyên nhân khiến cơ thể bé xuất hiện các biểu hiện lạ, để có thể nâng cao an toàn sức khỏe cho bé.
Vậy sau tiêm vắc xin mũi 6 trong 1 trẻ có bị sốt không? Câu trả lời là trẻ có thể bị sốt ở mức độ nhẹ hoặc bình thường. Nguyên nhân do: Cơ thể của trẻ lúc này còn rất yếu, sức đề kháng kém. Thành phần vắc xin như một tác nhân lạ tấn công cơ thể bé (ví dụ như kháng nguyên ho gà). Điều đó khiến cơ thể xuất hiện các phản ứng đối phó lại các tác nhân này, làm trẻ bị sốt.
Bé tiêm mũi 6 trong 1 bị sốt bao lâu?
Vì là phản ứng tự nhiên của cơ thể, trẻ sẽ sốt khoảng từ 38 – 38.5℃, kèm theo đó là quấy khóc, không ăn. Những biểu hiện này có thể biến mất sau khoảng 2 ngày sau tiêm.

Để giảm nguy cơ xuất hiện các phản ứng nguy hiểm, các tác dụng không mong muốn sau tiêm, bạn cần:
- Tìm hiểu, chọn cơ sở tiêm đạt chuẩn về an toàn vệ sinh, chất lượng dịch vụ, chất lượng vắc xin sử dụng
- Cung cấp đầy đủ thông tin về sức khỏe, chế độ dinh dưỡng hiện tại của bé cho bác sĩ điều trị. Bé cần được kiểm tra sức khỏe trước khi tiêm. Điều này giúp bác sĩ đưa ra được các quyết định chính xác, phù hợp nhất cho trẻ.
- Không tiêm vắc xin khi bé đang sốt cao, đang sử dụng kháng sinh trong liệu trình điều trị bệnh.
- Không tiêm khi bé mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vắc xin
Cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm mũi 6 trong 1
Sau khi tiêm phòng, trẻ có biểu hiện của sốt, bạn cần theo dõi sát sao nhiệt độ cơ thể trẻ. Nếu bé sốt cao trên 38.5℃, bạn cho bé uống thuốc hạ sốt theo chỉ định và kiểm tra vị trí vết tiêm xem có bị sưng hay đỏ tấy không. Nếu sốt cao, vết tiêm bị sưng tấy kéo dài, bạn cần đưa bé đến cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Nếu bé chỉ bị sốt nhẹ sau tiêm từ 37.5 – 38℃ thì bạn không cần quá lo lắng. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể nên bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau để hạ nhiệt cho trẻ:
- Dùng nhiệt kế để theo dõi thân nhiệt của bé để lựa chọn các phương pháp thích hợp
- Dùng khăn ấm lau người cho bé. Đặc biệt, bạn cần lau lòng bàn tay, bàn chân, nách, bẹn cho bé
- Cho bé mặc đồ thoáng mát, không bị bó, nhất là tại vị trí của vết tiêm
- Nhà cửa được dọn dẹp gọn gàng, sạch sẽ, thoáng đãng. Cho trẻ nằm chơi ở phòng thoáng, tránh nơi ngột ngạt, ô nhiễm
- Sử dụng thuốc hạ sốt cho bé theo chỉ định của bác sĩ điều trị
Một số lưu ý cần biết sau khi tiêm phòng cho bé
Sau mỗi lần tiêm, bạn cần cho bé ở lại bệnh viện 30 phút để theo dõi và phát hiện kịp thời những phản ứng bất thường.
Khi thấy bé sốt, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc hạ sốt khi không có chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không dùng các thuốc hạ sốt thông thường của người lớn cho bé.
Khi vị trí vết tiêm bị sưng, đỏ tấy và đau. Bạn không nên đắp các loại củ quả (như khoai tây, chanh) lên vết thương nhằm giảm đau. Phương pháp dân gian này có thể vô tình khiến vết tiêm bị nhiễm trùng và nghiêm trọng hơn.
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc, hay có bất cứ câu hỏi nào muốn được giải đáp, hãy phản hổi bằng cách để lại bình luận dưới bài viết để nhận được câu trả lời nhanh nhất.